Theo nghĩa Latin, sans serif nghĩa là “without serif – không có chân”, tức là kiểu font chữ không có chân. Đặc điểm “nhận dạng” dễ thấy nhất của font chữ này là gọn gàng, hiện đại, nét chữ gần như đều nhau.
” data-src=”https://d1j8r0kxyu9tj8.cloudfront.net/images/15686856565NleV03GSPu9dgJ.jpg” />
Bạn chớ nhầm lẫn font sans serif với serif nha. Nghe thì có vẻ giống nhau nhưng hai font chữ này đối lập nhau hoàn toàn về hình thức và cách thể hiện. Trong khi font serif có chân được sử dụng nhiều trong các văn bản mang tính trang trọng, thì sans serif sinh ra như một phiên bản nâng cấp và trẻ trung hơn, dùng cho thiết kế sáng tạo, vui tươi hoặc văn bản thiết kế cho trẻ em. Serif sẽ thường được sử dụng với văn bản in ấn bởi đặc điểm dễ đọc và ít gây mỏi mắt, còn sans serif lại rất phù hợp thiết kế trên website, ấn phẩm online, trình chiếu slides…
” data-src=”https://d1j8r0kxyu9tj8.cloudfront.net/images/1568685967Wn8GPHynEI4Zsn9.jpg” />
Một số font chữ nổi tiếng và được sử dụng phổ biến nhất của font sans serif bao gồm Helvetica, Arial, Futura và Franklin Gothic… Một số font chữ còn được phát triển thành nhiều độ rộng (width) và trọng lượng (weight) để có thể sử dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp khác nhau.
” data-src=”https://d1j8r0kxyu9tj8.cloudfront.net/images/1568686001n23BAdOJlWR7wcw.jpg” />
Thiết kế ban đầu của Sans Serif được tạo bởi Robert Beasley, một người đánh máy Tiếng Anh ở thế kỷ 19. Nó có 5 trọng lượng chữ khác nhau: light, heavy, black, bold và Roman. Ban đầu, font chữ có chiều dài khá ngắn và độ tương phản rất nhẹ. Sau này, thiết kế đã được sửa đổi để có nét đậm chiều dài và rõ ràng hơn. Hãy cùng tìm hiểu một số typeface được cho là đã tạo nên tên tuổi của Sans Serif nhé:
” data-src=”https://d1j8r0kxyu9tj8.cloudfront.net/images/1568686170LH6pQuFGNvK2BGP.jpg” />
1. Grotesque Sans Serifs
Kiểu phông chữ này đã phá vỡ khuôn mẫu của việc duy trì kiểu chữ serif truyền thống. Chúng chủ yếu được sử dụng làm tiêu đề và banner quảng cáo từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Với đặc trưng của một trục dọc và các đường cong có dấu theo chiều ngang, typeface này trở nên phổ biến vì chúng đơn giản, mới mẻ và thực tế. Ví dụ về phông chữ này bao gồm: Akzidenz Grotesque, Franklin Gothic, Helvetica, Monotype Grotesque, News Gothic và Univers.
” data-src=”https://d1j8r0kxyu9tj8.cloudfront.net/images/1568686293aiqa3qUvGJVT7c9.jpg” />
2. Geometric Sans Serif
Kiểu chữ này được sử dụng rộng rãi trong các tiêu đề quảng cáo và màn hình lớn quảng bá sản phẩm. Tuy rất phù hợp cho mục đích marketing, chúng thường không được sử dụng cho văn bản nội dung dài vì hình thức khó đọc hơn Grotesque Sans Serifs. Đặc điểm chung của font chữ này là đơn giản, gọn gàng. Các kiểu chữ có họ với Geometric này bao gồm Futura, Avant Garde, Avenir, ITC Bauhaus và Harmonia Sans..
” data-src=”https://d1j8r0kxyu9tj8.cloudfront.net/images/1568687324HPR9F0DqbtW4sjQ.jpg” />
3. Humanistic Sans Serif
Những kiểu chữ này xuất hiện vào thế kỉ 20, được thiết kế đặc biệt trông thân thiện hơn. Những font chữ trong họ này thường mô phỏng chữ viết tay hoặc thư pháp, bao gồm Gill Sans, Mentor Sans, ITC Goudy Sans và Optima. Các chuyên gia về typography cho rằng đây là kiểu chữ dễ đọc nhất trong tất cả các kiểu chữ của Sans Serif. Các font chữ này lấy cảm hứng từ thực tiễn lịch sử, trong đó hầu hết các thiết kế logo, tiêu đề hay banner cho các cửa hàng đã sử dụng thiết kế này và biến tấu theo người thiết kế. Họ này bao gồm những kiểu sau:
” data-src=”https://d1j8r0kxyu9tj8.cloudfront.net/images/15686873830kJE6kh0aRjLtBE.jpg” />
Formal Scripts
Kiểu chữ trang nhã này thường được dùng trong các văn bằng hoặc thư mời. Bao gồm các kiểu chữ Snell Roundhand, Helinda Rook, Young Baroque, Elegy và Bickham Script
” data-src=”https://d1j8r0kxyu9tj8.cloudfront.net/images/1568687440IqaHETTQLCzlVHP.jpg” />
Blackletter and Lombarrdic Scripts
Kiểu chữ này còn được biết đến là Textura, Gothic Script hoặc Gothic minuscule. Chúng được sử dụng rất phổ biến ở Tây Âu từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 17.
” data-src=”https://d1j8r0kxyu9tj8.cloudfront.net/images/1568687555Ng9Yp7lYolcjHhG.jpg” />
Calligraphic Scripts
Đùng như tên gọi, kiểu chữ này mô phỏng kiểu viết chữ thư pháp. Ban đầu chữ thư pháp xuất hiện nhiều trong các sách tôn giáo, các sắc lệnh cổ xưa và tác phẩm lịch sử, điều đó đã tạo cảm hứng cho các nhà đánh máy thời hiện đại để đưa ra một bản kỹ thuật số cho chúng. Họ chữ này gồm có Bell Trap, Blaze và Vivaldi.
” data-src=”https://d1j8r0kxyu9tj8.cloudfront.net/images/1568687611PTuJ595nzKplsaA.jpg” />
Casual Scripts
Casual Scripts mang phong cách phóng khoáng, ít trang trọng hơn. Các nét chữ khác nhau về chiều rộng dường như được tạo nên bởi bút lông ướt thay vì ngòi bút hiện nay. Chúng đã trở thành lựa chọn yêu thích cho các thiết kế quảng cáo ở Châu Âu và Bắc Mỹ những năm 1970. Họ của kiểu chữ này bao gồm: Brush Script, Mistral, Kaufmann, Limehouse Script, Nadianne và Freestyle Script.
” data-src=”https://d1j8r0kxyu9tj8.cloudfront.net/images/1568687653rwju22ZvXDm7Fq6.jpg” />